Gạo lứt hữu cơ Gạo Quý đảm an toàn, không chất tẩy trắng, không chứa chất bảo quản. Tất cả đều quân bình âm dương so với các thực phẩm khác nên mọi người từ già đến trẻ em, cả phụ nữ và nam giới đều sử dụng được.
VÙNG CANH TÁC TRỒNG LÚA
Đất trồng
Lúa hữu cơ cần phải được trồng ở vùng đất sạch, không dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh ít nhất 03 vụ liên tiếp.
Để chọn được một vùng đất canh tác hữu cơ, cần phải nghiên cứu đánh giá và chọn lựa vùng thổ nhưỡng thật sự phù hợp, chính yếu tố thổ nhưỡng này sẽ giúp cây lúa tăng trưởng tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt hạt lúa hấp thu nhiều dưỡng chất tự nhiên sẽ làm gạo ngon hơn và dinh dưỡng nhiều hơn.
Những giống lúa hữu cơ sẽ được canh tác trên từng cánh đồng riêng biệt, có đảm bảo cách ly với khu vực gieo trồng thông thường.
Nước tưới
Đối với các giống lúa bình thường hay lúa hữu cơ thì nhất định phải có hệ thống mương tưới tiêu tốt, đủ nguồn nước tưới để đảm bảo việc chủ động tưới, tiêu thoát nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và quan trọng là không bị ô nhiễm do các tác nhân hóa học.
Nước tưới trên cánh đồng hữu cơ được xử lý, lọc các chất độc hại, chất kiềm và không để lẫn những hóa chất hay rác thải độc hại. Nguồn nước này chủ yếu lấy từ nguồn nước thiên nhiên để đảm bảo vị ngon của hạt gạo.
Giống lúa
Ưu tiên sử dụng các giống tốt, nguồn gốc rõ ràng và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Phân bón chế phẩm sinh học
Cánh đồng lúa hữu cơ ỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh do chính công ty sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ. Phân bón hữu cơ, vi sinh có dạng nước, dạng khoáng, dạng viên và chế phẩm sinh học. Cụ thể, phân hữu cơ và khoáng thiên nhiên như phân dơi, phân chim, phân cá, phân rau xanh phải được xử lý phù hợp và một loạt các biện pháp tự nhiên, sinh học để duy trì và nâng cao độ phì của đất. Đồng thời tạo ra các loại vi sinh vật tự nhiên chống lại những vi sinh vật và mầm bệnh độc hại trong đất, nâng cao sức đề kháng cho cây lúa.
QUY TRÌNH XAY XÁT, ĐÓNG GÓI
Đóng gói sản phẩm là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất gạo lứt hữu cơ. Cụ thể, khi gạo được đưa về nhà máy, chất lượng gạo vẫn được đảm bảo, quy trình đóng gói phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ, không dùng các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo hương liệu, chất tẩy trắng,…
Để bảo quản gạo tốt thì toàn bộ gạo khi đóng gói được hút chân không và bảo quản trong kho khô ráo thoáng mát. Sản phẩm thường xuyên được kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm.
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG GẠO
– Không có dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật.
– Hàm lượng nitrate < 50mg/kg.
– Độc tố aflatoxin do vi nấm: không phát hiện bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiện đại.
– Không có côn trùng.
– Các chỉ tiêu về chất lượng gạo trắng như độ dài hạt, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, ẩm độ, tạp chất,…phải đảm bảo hạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5644:1999 3.3.
– Thu hoạch: Trước khi thu hoạch 10-15 ngày tiến hành tháo khô nước ruộng chuẩn bị thu hoạch.
– Gặt: Đúng độ chín (trên 95% hạt trên bông chuyển qua màu vàng rơm). Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp.
– Phơi: Không phơi mớ ngoài đồng, sân phơi phải có lót bên dưới, tuyệt đối không phơi lúa trên lộ giao thông. Gạo phải được phơi, sấy khô xuống độ ẩm khoảng 14% để bảo quản.
– Sấy: Lúa sấy không quá 45oC, trong thời gian từ 18 đến 24 giờ.
– Gạo lứt không phải qua quá trình đánh bóng gạo trắng. Do đó, lúa phải được để chín hoàn toàn để hương vị đầy đủ và thơm ngon.
– Lúa chế biến gạo lứt thường được thu hoạch ở độ ẩm 16 – 18%. Điều này tạo ra việc chín hoàn toàn hơn, hạt gạo phát triển đầy đủ với một hương vị phong phú hơn.