- Gạo nếp lứt đen mang đặc điểm gạo thơm ngon với màu tím của nếp cẩm.
- Nếp lứt là loại gạo rất dẻo và có giá trị dinh dưỡng cao. Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa nên thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh…
- Gạo lứt nếp than tại Gạo Quý cam kết không sử dụng hóa chất bảo quản, chất tạo mùi, pha trộn, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hay các hóa chất tăng trưởng.
NẾP THAN
50.000 ₫
- Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa nên thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh…
- Gạo lứt nguyên cám
- Không hóa chất bảo quản, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hay các hóa chất tăng trưởng.
Công dụng
- Các thành phần quan trọng trong gạo lứt nếp than:
- Chất đạm (protein): trên 10%
- Chất anthocyanin: rất cao (0.4%).
- Chất GABA (Gama Amino Butyric Acid): 6.4 pmm.
- Các Vitamin B1, B2, B3, B5, E.
- Các nguyên tố: can-xi, ma-giê, kẽm….
- Hàm lượng anthocyanin trong lớp sắc tố màu tím của vỏ gạo tím than Sóc Trăng có tác dụng chống oxi – hóa mạnh, trung hòa các tác nhân gây ung thư, kháng viêm và giảm a-xit uric trong máu.
- Chất GABA – chất dẫn truyền thần kinh (có tác dụng ức chế) trong gạo tím than Sóc Trăng giúp an thần, giảm stress, trầm cảm và làm đẹp da nhờ làm thư giãn các cơ bắp.
- Hàm lượng chất can – xi cao nên có tác dụng phòng chống bệnh loãng xương.
- Hàm lượng đạm (protein) cao, giúp nên tạo trạng thái đầy bụng (giả no), rất có lợi cho người tiểu đường.
- Chứa vitamin nhóm B, vitamin E, magie, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng.
- Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm cholesterol. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, tim mạch, cải thiện tiêu hóa, chức năng gan, giảm cân, tăng cường vẻ đẹp làn da.
- Hàm lượng magie dồi dào giúp hệ xương và răng chắc khỏe hơn.
- Ngăn ngừa bệnh sỏi thận
- Selen và polyphenol có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
- Gạo nếp còn giúp ấm bụng, có tác dụng tốt với những người bụng yếu, bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, gạo nếp không nên ăn quá nhiều, nhất là những người đang bị mụn nhọt, vết thương sưng tấy.
Cách nấu cơm gạo lứt
Cách 1: Cách nấu gạo lứt bằng nồi thường (nồi gang, nồi đất hay nồi inox 3 đáy)
1 chén gạo + 2 chén nước + ¼ thìa cà phê muối hầm
Tất cả cho vào nồi nấu sôi khoảng 5 phút đậy nắp rồi tắt lửa. Sau 20 phút, nấu tiếp với lửa nhỏ khoảng 30 phút là cơm chín.
Cách 2: Cách nấu cơm gạo lứt tốt nhất: chưng cách thủy bằng nồi áp suất
1 chén gạo lứt + 1,5 chén nước + ¼ muỗng cà phê muối hầm.
Cho tất cả gạo, nước, muối vào một cái thố (hoặc tô) rồi đặt thố vào nồi áp suất có nước (sao cho khi sôi nước không tràn vào thố).
Đậy và vặn nắp nồi cho an toàn. Nấu đợt đầu 15 phút, tắt lửa. Sau 15 phút, nấu tiếp đợt 2 nghe xì hơi 5 phút, tắt lửa. Sau 15 phút nấu đợt 3 nghe xì hơi 5 phút, tắt lửa. Sau 15 phút là có cơm ăn.
Cách 3: Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất
1 chén gạo + 1,5 chén nước + ¼ thìa cà phê muối hầm.
Cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Nấu sôi xì hơi, tắt lửa. Để yên 15 phút, sau đó nấu tiếp, lửa nhỏ đến khi chín.
Chú ý:
Không dùng muối i-ốt và muối bọt, muối tinh chế.
Lượng nước có thể thêm bớt tùy theo loại gạo. Không nên nấu bằng nồi cơm điện và nồi nhôm.
Tốt nhất là nồi đất, đến nồi thủy tinh, nồi gang, nồi inox.
Cách giữ cơm gạo lứt lâu thiu: Không đậy nắp kín mà dùng rá để đậy nồi cơm. Không được giữ cơm trong tủ lạnh.
Trọng lượng | N/A |
---|---|
Bao bì đóng gói loại: | 1Kg, 2Kg, 5Kg |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.